Hotline

0977 125 127

Email

[email protected]

Sảy thai là điều không ai mong muốn, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể trở thành nỗi ám ảnh của tất cả mẹ bầu. Trước khi xảy ra tình trạng trên cơ thể người mẹ sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sảy thai. Nếu phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời thì sẽ giữ lại được em bé. Cùng XinhXinh tìm hiểu về các dấu hiệu sảy thai thường gặp qua bài viết dưới đây nhé để trang bị cho mình thêm những kiến thức làm mẹ thật bổ ích.

Nguyên nhân dẫn đến sảy thai

Nguyên nhân dẫn đến sảy thai

Sảy thai là tình trạng thai phụ bị mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ sảy thai chiếm tới 20% – 25% trên tổng số thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai, dưới đây là những nguyên nhân cơ bản.

Tử cung của người mẹ không phù hợp

Nếu tử cung của người mẹ có hình dáng không phù hợp thì phôi thai sẽ khó bám vào vị trí ổn định. Ngay cả khi phôi thai có thể bám được vào tử cung thì cũng chưa chắc vị trí đó có thể cung cấp đủ máu giúp phôi phát triển. Vậy nên thai kỳ không thể tiếp diễn và xuất hiện tình trạng sảy thai.

Một số căn bệnh liên quan đến tử cung như u xơ tử cung, tử cung có vách ngăn hoàn toàn có thể gián đoạn quá trình phôi thai bám vào thành tử cung. Để ngăn ngừa tình trạng này thì người mẹ cần phải thăm khám và phẫu thuật điều chỉnh lại hình dáng, kích thước của tử cung trước khi cố gắng thụ thai một lần nữa.

Bị chấn thương, nhiễm trùng, rối loạn tự miễn dịch

Chấn thương, nhiễm trùng, rối loạn tự miễn dịch có thể khiến mẹ bầu bị hư thai, sảy thai.

  • Chấn thương: Dù bào thai được bảo vệ nhờ lớp niêm mạc tử cung và bao bọc bởi xương chậu thì vẫn rất dễ bị tổn thương. Một chấn thương có lực tác động đủ mạnh hoàn toàn có thể gây áp lực lên em bé, làm vị trí thai nhi bị lệch ra khỏi khu vực tử cung.
  • Nhiễm trùng: Có một số căn bệnh do vi khuẩn và vi rút gây nên làm gia tăng nguy cơ sảy thai. Những bệnh thường gặp là quai bị, sởi, mụn rộp, bệnh lây qua đường tình dục. Đôi khi truyền máu cũng có thể khiến người mẹ bị nhiễm trùng.
  • Rối loạn tự miễn dịch: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ tạo ra các kháng thể để tiếp nhận bào thai một cách an toàn. Nếu bị rối loạn tự miễn dịch thì cơ thể sẽ gia tăng quá nhiều kháng thể. Điều này dẫn đến xuất hiện cục máu đông, ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai.

Nhiễm sắc thể có vấn đề

Nhiễm sắc thể có vấn đề

Nhiễm sắc thể có vấn đề là một nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng sảy thai mà không ai có thể can thiệp. Ngay sau khi thụ tinh, các tế bào bắt đầu phân chia, hình thành các mô tạo nên cơ thể em bé. Nếu có nhiễm sắc thể không phát triển thêm thì việc sảy thai sẽ xảy ra. Nhiều khi chỉ một tế bào tinh trùng hoặc tế báo trứng bất thường là đã gây nên tình trạng này.

Mất cân bằng Progesterone ở phụ nữ

Mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ, cụ thể là mất cân bằng Progesterone cũng là một nguyên nhân gây ra sảy thai. Một số thai phụ có khiếm khuyết tại buồng trứng hoặc đang trải qua giai đoạn khủng hoảng có thể không sản sinh đủ Progesterone. Điều này dẫn đến bào thai không được hỗ trợ tốt trong giai đoạn đầu thai kỳ. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân này không quá nghiêm trọng và hoàn toàn có thể xử lý được.

Các dấu hiệu sảy thai phổ biến thường gặp 

Có một số dấu hiệu sảy thai thường gặp giúp báo trước nguy cơ sảy thai. Nếu được phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa được rủi ro này.

Mất đi triệu chứng thai nghén

Dù đã thử thai và thăm khám trực tiếp tại bệnh viện nhưng nhiều mẹ bầu lại không có triệu chứng mang thai. Cũng có trường hợp giai đoạn đầu xuất hiện triệu chứng ốm nghén nhưng lại đột nhiên biến mất. Không có triệu chứng thai nghén là một dấu hiệu khá nguy hiểm báo trước tình trạng sảy thai. Điều này thậm chí còn dẫn đến một số thai phụ không hề biết mình có thai.

Một số triệu chứng ốm nghén thường gặp ở phụ nữ có thai như buồn nôn, chán ăn, căng tức ngực, thèm ăn một số món đồ nhất định… Tuy nhiên vẫn có trường hợp một số mẹ bầu không có dấu hiệu ốm nghén nhưng cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh.

Cơ thể người mẹ bị xuất huyết bất thường

Cơ thể người mẹ bị xuất huyết bất thường

Chảy máu bất thường, cụ thể là xuất huyết âm đạo diễn ra khá phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ. Ngay cả những phụ nữ mang thai khỏe mạnh vẫn có thể bị rỉ máu, chảy máu tương đối.

Tuy nhiên nếu máu chảy ra màu đỏ tươi, đỏ mận và thường xuyên xuất hiện thì khả năng cao Hormone trong cơ thể đang sụt giảm. Đặc biệt là những trường hợp chảy máu nhiều, vón thành các cục máu đông thì càng nguy hiểm. Nếu có trường hợp này xảy ra thì bạn cần đến liên hệ ngay các dịch vụ y tế chuyên nghiệp hoặc các bệnh viện để thăm khám.

Xuất hiện nhiều cơn đau ở vùng bụng và lưng

Đau bụng và đau lưng là những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ có thai. Những cơn đau này chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ và với tần số thấp, nếu xảy đến thường xuyên thì mẹ bầu cần hết sức cẩn thận. Nhất là khi bị đau ở vùng bụng dưới vì đây là dấu hiệu thường gặp khi thai nằm ngoài tử cung.

Hiện tượng chuột rút và áp lực vùng chậu

Hiện tượng chuột rút cũng thường xảy ra trong giai đoạn thai kỳ. Khi các dây chằng mở rộng để thích ứng với cơ thể em bé ngày càng lớn thì sẽ xuất hiện tình trạng này. Nhưng nếu hiện tượng chuột rút đi kèm với việc khó thở và xuất huyết âm đạo thì rất có thể đây là dấu hiệu của sảy thai. Áp lực vùng chậu cũng như hiện tượng chuột rút, nếu xuất hiện kèm các triệu chứng trên thì cần đi thăm khám ngay.

Cần làm gì khi xuất hiện dấu hiệu sảy thai?

Cần làm gì khi xuất hiện dấu hiệu sảy thai?

Khi xuất hiện dấu hiệu sảy thai mẹ bầu không nên hoảng loạn mà cần phải bình tĩnh, giữ tâm lý ổn định. Bởi đây chỉ là nguy cơ chứ chưa thực sự diễn ra tình trạng sảy thai. Trong thời gian này mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, tránh làm các công việc nặng, tuyệt đối không xoa bụng hay thay đổi tư thế đột ngột.

Cách xử lý tốt nhất là nhanh chóng liên hệ với bác sĩ điều trị của mình hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ tiến hành những xét nghiệm cần thiết để xác nhận tình trạng sảy thai của bạn.

Có một vài khả năng khiến bạn xuất hiện dấu hiệu sảy thai:

  • Dọa sảy thai: Không phải dấu hiệu sảy thai nào cũng gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Nếu mẹ bầu chỉ xuất hiện những dấu hiệu trên nhưng cổ tử cung ổn định thì sẽ được chẩn đoán là dọa sảy.
  • sảy thai không tránh được: Chẩn đoán này trong trường hợp bác sĩ không thể ngăn được tình trạng sảy thai.
  • sảy thai hoàn toàn: Trường hợp cả phôi và mô thai đều đã bị đẩy ra ngoài tử cung.
  • sảy thai không hoàn toàn: Trường hợp sảy thai nhưng vẫn còn một phần phôi thai ở trong cơ thể.
  • sảy thai bỏ sót: Khi đã mất thai nhưng phôi thai vẫn không bị đẩy ra ngoài.

Kinh nghiệm phòng tránh sảy thai

Để phòng tránh hiện tượng sảy thai cơ thể người mẹ khỏe mạnh là tiêu chí cực kỳ quan trọng. Phụ nữ mang thai trong độ tuổi 20 đến 25 tuổi là lý tưởng nhất. Trước và trong khi mang thai cần kiêng sử dụng đồ uống có cồn, hút thuốc lá, sử dụng các loại thuốc…

Chế độ nghỉ ngơi cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc xuất hiện dấu hiệu sảy thai. Người mẹ thường xuyên phải làm việc nặng, môi trường làm việc độc hại và không được nghỉ ngơi hợp lý có thể khiến cơ thể yếu ớt, sức đề kháng kém. Để đảm bảo an toàn trước khi bắt đầu kế hoạch mang thai mẹ bầu nên kiểm tra sức khỏe tổng quát để được bác sĩ tư vấn và đừng quên lưu lại số hotline của dịch vụ cho thuê xe cứu thương để phòng trường hợp khẩn cấp cho mẹ bầu.

Trên đây là những thông tin về các dấu hiệu sảy thai thường gặp mà bài viết đã chia sẻ đến bạn. Để có một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ cần hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi của bản thân nhé.

Tin nổi bật