Hotline

0977 125 127

Email

[email protected]

Khoảng thời gian bé ăn dặm thường bắt đầu từ 5 tháng tuổi đến khi bé cứng cáp, thường kết thúc khi bé được 1 tuổi. Đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất đối với mẹ, khi mà mẹ phải chọn lựa các sản phẩm tốt bổ sung dinh dưỡng, lại vừa phải tìm cách cho bé làm quen vốn chỉ quen bú sữa mẹ từ trước đó. Một số bà mẹ áp dụng các phương pháp ăn dặm truyền thống, một số khác lại tìm đến những phương pháp hiện đại, khoa học hơn.

Nhưng nhìn chung tất cả đều chung một mục đích là giúp bé ăn ngoan hơn, ngon miệng hơn. Vậy thì hãy tham khảo những phuowgn pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay ngay dưới đây nhé.

1. Dấu hiệu nhận biết bé đã muốn ăn dặm

Không chỉ với các mẹ bỉm sữa lần đầu mà ngay cả các mẹ có kinh nghiệm cũng thường băn khoăn không biết nên cho con ăn dặm khi nào? Bởi, mỗi trẻ lại phát triển khác nhau. Việc quan sát trẻ trở nên khó khăn hơn khi mà trong giai đoạn này bé chỉ biết khóc và ngủ. Để nhận biết trẻ đến độ tuổi ăn dặm các mẹ cần chú ý những dấu hiệu sau:

  • Trẻ mút tay thường xuyên hơn, thậm chí mới bú mẹ không lâu nhưng bé đã có dấu hiệu muốn ăn tiếp. Đó là khi sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lượng lên đến 700kcal/ngày cho bé nữa.
  • Bé thường quấy khóc nhiều hơn, đặc biệt là về đêm khi trẻ ngủ không còn được ngon giấc.
  • Là lúc bé thường xuyên với đồ ăn vào miệng. Mẹ hãy quan sát, mỗi khi người lớn ăn bé thường nhìn theo và chóp miệng. Thậm chí với những bé cứng cáp hơn còn có hành động với đồ ăn vào miệng mình. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng tiếp nhận đồ ăn nhiều hơn.
  • Hợp tác khi được mẹ đút đồ ăn vào miệng. Lúc này bé đã rất thích thú với đô ăn bên ngoài. Tại sao mẹ không thử cho bé ăn dặm để bé phát triern toàn diện hơn?

Lưu ý cần trành khi cho bé ăn dặm

Khi bé đã ngồi vững. Đối với các bé biếng ăn hoặc chậm ăn từ bé có thể sẽ không có các dấu hiệu ăn dặm như trên. Tuy nhiên khi bé đã ngồi vững thì dù chưa có dấu hiệu ăn dặm mẹ cũng nên tập dần cho bé ăn dặm.

Bởi giai đoạn này bé rất cần được bổ sung năng lượng như Sắt, Canxi, I- ốt mà sữa mẹ lại không cung cấp đủ cho bé. Hơn nữa, khi bé ngồi vững cũng là lúc mẹ không cần lo con hóc khi tiến hành cho ăn, việc áp dụng các phương pháp ăn dặm cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

2. Những lưu ý cần tránh khi cho bé ăn dặm

2.1 Đối với bột ăn dặm

Bột ăn dặm là các loại bột ăn liền đóng hộp sẵn, có vị ngọt hoặn mặn tùy từng khẩu vị. Ưu điểm của loại bột ăn dặm là chế biến dễ dàng, nhiều khẩu vị, mùi vị giống vi sữa mẹ nhiều hơn. Nhờ vậy mà những loại bột ăn dặm cho bé thường được mẹ sử dụng trong giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm đến khi bé đã làm quen với thao tác nhai, nuốt, thường là khi bé được 5 đến 9 tháng tuổi.

Khi cho bé ăn bột ăn dặm mẹ cần lưu ý:

  • Đặt bé ngồi hoặc bế bé nghiêng, tuyệt đối không để trẻ nằm thẳng rồi đút ăn bởi trẻ chưa hình thành thói quen nhai, nuốt, sẽ rất gây hóc, nôn trớ.
  • Chỉ cho bé ăn các loại bột ăn dặm loại bột mịn, lỏng thay vì bột loại hạt bởi trước đó bé chỉ quen bú sữa. Hãy để bé thích nghi từ từ.
  • Hãy đảm bảo rằng khi đồ ăn được đưa vào miệng bé có độ nóng thích hợp, không quá nóng cũng không được nguội.
  • Cho bé tập ăn bột ăn dặm từ dạng lỏng sang đặc, từ ít đến nhiều. Hãy chọn các loại bột có mùi vị giống sữa mẹ nhất.
  • Không nên chọn các loại bột không rõ nguồn gốc, kém chất lượng và đặc biệt là hàng giả, hàng nhái. Hãy cẩn thận trong việc lựa chọn sản phẩm thích hợp cho bé.
  • Không ép bé ăn, điều này chỉ càng làm bé nhanh chán và sợ các bữa ăn dặm. Để trẻ ăn theo ý thích của mình là phương pháp dạy trẻ thông minh nhất.

Ngoài ra mẹ có thể tìm hiểu thêm cách chọn bột cho bé ăn ngon và chuẩn dinh dưỡng, cũng như các loại bột ăn dặm tốt cho bé của Matsuya.

2.2 Đối với cháo ăn dặm

Cháo ăn dặm là loại cháo được nghiền từ bột gạo, được nấu chín cùng các thực phẩm tươi sống và giàu dinh dưỡng khác. Cháo có 2 loại là cháo bột mịn và cháo dạng hạt.

Lưu ý khi cho bé ăn cháo

Thông thường, đối với các trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ thường cho bé ăn cháo bột mịn, được xay từ gạo tẻ và các loại hạt khô như hạt sen, đậu xanh, gấc… Các trang dinh dưỡng khuyến cáo mẹ rằng khi cho trẻ ăn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không nêm nếm gia vị quá nhiều, không quá mặn. Vị giác của trẻ không giống như người lớn. Chúng chưa thể cảm nhận được các gia vị một cách rõ ràng như người lớn. Chính vì vậy, nêm nếm quá nhiều gia vị chỉ làm trẻ thấy khó ăn và hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn.
  • Không nấu một nồi cháo cho cả ngày. Thứ nhất nấu một nối cháo cho cả ngày ăn khiến bé chán ăn bởi đồ ăn các bữa giống nhau. Thứ hai, nấu một nồi cháo rồi để tủ lạnh chờ đến bữa khác, điều này làm giảm vị ngon của cháo, thậm chí để lâu nhiều chất dinh dưỡng trong cháo bị biến đổi xấu đi.
  • Không cho trẻ ăn tanh từ quá sớm. Ăn cá, tôm, cua đều là những thực phẩm tốt cho con nhỏ. Tuy nhiên, nếu cho trẻ ăn quá sớm, hệ tiêu hóa của bé chưa thể thích nghi để tiêu hóa chúng dẫm đến các hiện tượng như đi ngoài hay nôn trớ.
  • Đừng quên thêm dầu ăn vào cháo ăn dặm của bé. Bởi nếu thiếu chất béo, trẻ sẽ khó hấp thu được một số vitamin như A, D, E, K… vì các vitamin này được hòa tan trong dầu. Nên nhớ rằng cần dùng loại dầu ăn dành cho bé, bạn không thể biết được những loại dầu ăn dùng cho người lớn có tốt cho bé hay không? Cẩn thận vẫn quan trọng hơn cả.
  • Đa dạng thực đơn hàng ngày cho con. Việc nấu hàng ngày có lợi ích là khiến bữa ăn của trẻ được đa dạng hơn. ĐIều này không chỉ giúp bé ăn ngon miệng mà còn cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Nếu bận rộn, mẹ có thể chuẩn bị trước nước hầm xương, rau củ, thịt xay sẵn…
  • Lưu ý cho trẻ ăn thêm nhiều các loại hoa quả tươi, mềm, an toàn. Đây cũng là nguồn cung cấp chất khoáng, sắt và vitamin mà trẻ cần cho các hoạt động hàng ngày.

3. Phương pháp cho bé ăn dặm phổ biến nhất hiện nay

3.1 Đút từng muỗng nhỏ

Phương pháp ăn dặm này là mẹ quyết định hoàn toàn thời gian, lượng thức ăn cho con. Mẹ đút cho bé ăn đến khi nào hết hoặc đến khi nào con cảm thấy chán ăn.

Ưu điểm:

  • Thời gian cho bé ăn nhanh hơn, gọn gàng và sạch sẽ bởi mẹ quyết định toàn bộ.
  • Bé ăn đúng giờ,
  • Lượng thức ăn bé ăn hàng ngày ổn định,
  • Lượng dinh dưỡng cung cấp cho bé nhiều, đôi khi là thừa so với nhu cầu của con.

Nhược điểm:

  • Bé chưa kịp cảm nhận vị của bữa ăn, từ đó mẹ cũng khó biết được rằng con thích ăn gì.
  • Phương pháp ăn dặm này làm bé mất tập trung vào bữa ăn. Đặc biệt những bé biếng ăn, các bà các mẹ thường làm bé phân tâm với bữa ăn bằng tivi, bằng điện thoại và đồ chơi. Điều này không tốt cho dạ dày của bé.
  • Đôi khi, với những bé khó ăn hơn, mẹ phải cho bé đi ăn rong. Việc này vừa mất vệ sinh lại hình thành thói quen không tốt cho bé.

3.2 Phương pháp ăn dặm Cho bé tự xúc và ăn

Phương pháp ăn dặm này thường được các bà mẹ Việt trẻ áp dụng. Đó là khi đặt bé vào ghế ăn riêng của trẻ, đặt đồ ăn xuống bàn và mẹ dạy cách trẻ ăn. Mới đầu có thể bé chưa quen nhưng sau khi đã làm quen, trẻ sẽ rất thích thú với phương pháp này.

Cho bé tự xúc ăn

Ưu điểm:

  • Bé ăn thoải mái hơn, tập trung ăn, hình thành thói quen nhai, nghiền thức ăn tốt hơn.
  • Kích thích khả năng tự ăn của con, con ăn đến khi no thì dừng lại, không bi ép buộc
  • Bé ngồi ăn một chỗ, đây là thói quen tốt để rèn luyện thói quen cho con.
  • Bé thể hiện được cảm xúc khi ăn, dấu hiệu để mẹ quan sát con thích ăn gì.
  • Không ăn rong, vệ sinh và an toàn hơn.

Nhược điểm:

  • Lượng thức ăn hàng bé ăn không được ổn định
  • Mẹ cần nhiều thời gian dành để trông chừng trẻ khi ăn dặm hơn,
  • Có thể dẫn đến những hiện tượng hóc, nghẹn
  • Đôi khi con ăn xong sẽ rất bừa bộn
  • Với những bé biếng ăn, bé có thể sẽ ăn không nhiều, mẹ cần quan sát bé thích ăn gì để thường xuyên cung cấp các món ăn bé thích.

3.3 Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Hiện nay, phương pháp này đang được rất nhiều người ưa chuộng. Lí do là bởi cách chế biến vừa dễ dàng lại đầy đủ dinh dưỡng cung cấp cho con. Đối với phương pháp này, tất cả thức ăn đều được chế biến từ sản phẩm thô để giữ nguyên các chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên tùy vào mức độ của trẻ mà mẹ có cách cho trẻ ăn dặm và chế biến. Ví dụ trẻ mới ăn sặm sẽ được ăn bột bằng cháo loãng với tỷ lệ 1:10 thay vì bột ăn dặm. Lớn hơn một chút, bé sẽ được ăn thức ăn theo thực đơn gồm ít nhất 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, vitamin và chất đạm theo tiêu chuẩn : vàng – xanh – đỏ”.

Những thực phẩm này không được nêm nếm gia vị và được tách riêng biệt thay vì được trộn cùng với nhau. Về phương pháp ăn, trẻ được ngồi ghế ăn nhưng mẹ sẽ đút cho bé ăn những thứ bé muốn, con được phép chạm vào đồ ăn nếu muốn.

Ưu điểm:

  • Bé được ăn những gì bé muốn, ngồi ăn một cách tập trung và ngoan ngoãn
  • KHông ăn rong mất vệ sinh và không tự xúc bừa bộn
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho con
  • Mẹ tiết kiệm thời gian chế biến, bữa ăn của con trở nên vui vẻ và thích thú thay vì không bị ép ăn.

Nhược điểm:

  • Với những bé biếng ăn thì phương pháp này không thực sự hiệu quả
  • Thay vì xay nhỏ và trộn lẫn các nhóm thức ăn thì với những bé không thích ăn một trong 3 nhóm món trong khay, bé sẽ bị thiếu đi lượng dinh dưỡng mà nhóm chất đó mang lại. Lâu ngày sẽ không tốt cho bé.

Trên đây là các phương pháp và một số lưu ý trước khi cho trẻ ăn. Làm mẹ là sứ mệnh thiêng liêng và cao cả, vẫn biết rằng nó rất khó nhưng nhìn con khỏe mạnhh khôn lớn thì việc khó khăn trong giai đoạn cho con ăn dặm thực sự không là gì.

Chính vì vậy, hãy kiên trì tìm ra phương pháp ăn dặm phù hợp cho con, tìm ra các sản phẩm tốt nhất dành cho bé yêu của mình. Xinh Xinh hi vọng bài viết có thể mang lại nhiều thông tin hữu ích đến với bạn đọc.

Tin nổi bật